Kinh nghiệm in thiệp chúc mừng năm mới
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm về việc có ý tưởng và in thiệp chúc mừng năm mới sao để đẹp, bắt mắt, mang ý nghĩa và có nhiều giá trị thì công ty in Gia Long sẽ giới thiệu tới bạn một số kinh nghiệm sau:
1. Hình ảnh
Một tấm thiệp chúc mừng năm mới của Việt Nam chắc hẳn không thể thiếu những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân Việt như hoa đào, hoa mai, chim én, câu đối,… Có thể thiết kế cách điệu một chút nhưng nên đưa hình ảnh đó vào tấm thiệp. Bởi thiệp chúc mừng năm mới không chỉ đơn thuần gửi lời chúc của công ty tới nhân viên và đối tác mà còn thể hiện được nét văn hóa của Tết cổ truyền Việt Nam.
>> Khuyến mại cực lớn in lịch Tết 2017 tại in Gia Long <<
2. Thông tin trên tấm thiệp
Những thông tin quan trọng không nên thiếu trong một tấm thiệp chúc mừng năm mới đó là:
- Logo và tên công ty (có thể có slogan): Tấm thiệp chúc mừng năm mới cũng là một trong những công cụ để quảng bá hình ảnh của công ty một cách hiệu quả. Khách hàng, đối tác có thể nhớ tới công ty bạn lâu hơn. Và khi thiệp chúc mừng năm mới được tới tay nhân viên của công ty, nó có thể tới tay nhiều người khác, chính vì vậy hình ảnh của công ty bạn sẽ lan rộng hơn nữa.
- Lời chúc: Đừng quá ngắn gọn, dập khuôn, bởi những lời chúc có sự đầu tư, trau chuốt ngôn từ, súc tích, ý nghĩa chắc hẳn sẽ tạo được ấn tượng tốt hơn với người nhận. Người nhận có thể sẽ cảm nhận tốt hơn
>> Các mẫu thiệp chúc mừng năm mới đẹp <<
3. Chất liệu giấy in
Giấy để làm thiệp chúc mừng năm mới không nên quá mỏng cũng không nên quá cứng. Thiệp chúc mừng năm mới khi cầm trên tay không nên mềm, dễ bị gập. Thông thường nên chọn giấy có định lượng khoảng 250 trở lên.
Nếu in số lượng lớn thiệp bạn có thể chọn giấy Couche, Ivory với mức giá phù hợp, độ cứng cáp vừa phải. Tuy nhiên để có những tấm thiệp đặc biệt, dành tăng đối tác, sáng tạo, để lại ấn tượng mạnh mẽ, sang trọng, đẳng cấp thì nên sử dụng các loại giấy mỹ thuật đắt tiền, có vân chìm, nổi, sần, thậm chí có mùi thơm.
4. Cách gia công
Với thiêp chúc mừng năm mới bạn có thể chọn lựa nhiều hình thức gia công như: Cán mờ, cán bóng, ép nhũ, dập nổi logo, tên công ty, hình ảnh… sao cho phù hợp.
5. Lựa chọn công nghệ in
Nếu in số lượng lớn nên chọn công nghệ in offset để có chất lượng màu tốt nhất và giá thành rẻ hơn. Với số lượng in nhỏ thì nên chọn công nghệ in kỹ thuật số lấy nhanh.
Xem thêm các thông tin: